Tình trạng thai máy ở mẹ bầu
Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu luôn có những cảm nhận chân thực nhất về những chuyển động của thai nhi. Theo thời gian thai sẽ dần phát triển ngày một lớn lên và bắt đầu có những cử động. Vìvậy, mẹ phải chú ý theo dõi thai máy, cảm nhận và đếm chính xác số lần thai máy để đảm bảo sinh linh bé bỏng vẫn đang khỏe mạnh, đồng thời tập trung hơn vào dinh dưỡng, đặc biệt là chọn đúng sữa cho bà bầu. Sau đây là những dấu hiệu nhận biết thai máy và hướng xử lý những biểu hiện bất thường mà mẹ bầu cần biết.
Dấu hiệu nhận biết thai máy
Khi thai càng lớn, mẹ sẽ cảm nhận rõ rệt hơn thông qua những cử động đạp, quẫy mạnh của bé. Để dễ dàng nhận biết thai máy, mẹ nên chú ý theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi.Mẹ sẽ không thể nào quên được lần đầu tiên cảm nhân thai máy.
- Giai đoạn thai máy đầu tiên (Tuần 7 – 8 thai kỳ): Lúc này, thai nhi đã có những cử động trong tử cung nhưng mẹ sẽ chưa cảm nhận rõ rệt những cử động của bé.
- Giai đoạn thai máy rõ ràng (Tuần 16 – 22 thai kỳ): Đây được xem là giai đoạn thai máy bắt đầu biểu hiện rõ ràng và người mẹ có thể cảm nhận được với những cử động từ không đều, ít mạnh mẽ đến những cử động mạnh và đều đặn hơn. . Mẹ chỉ cần dành ra 30 phút liên tục là có thể đếm được số lần thai cử động. Thai máy nhiều là ở thời điểm sau khi mẹ ăn 1 giờ, lúc này thức ăn đã đi đến thai. Thai được xem là bình thường nếu cử động trên 10 lần trong 3 lần đếm của mẹ.
- Giai đoạn thai máy mạnh mẽ (Tuần 30 – 38 của thai kỳ): Đây là lúc thai máy biểu hiện mạnh mẽ với những cơn quẫy đạp, xoay trở mình, tay chân hay cử động toàn thân mà mẹ cảm nhận được. Lúc này, mẹ cũng cần phân biệt để đừng nhầm lẫn thai máy với cơn gò tử cung. Gò tử cung làm nguyên vùng bụng cứng lên, tùy mức độ mà còn gây đau, trong khi thai máy chỉ cảm nhận ở một vùng bụng mà thôi.
Những dấu hiệu không nên xem thường trong giai đoạn thai máy
Theo dõi thai máy sẽ giúp mẹ đánh giá đầy đủ và chính xác về sức khỏe thai nhi, đồng thời cảm nhận được niềm hạnh phúc khi ngày chào đón bé yêu đang đến gần. Có những dấu hiệu mà mẹ không nên xem thường trong giai đoạn này, đó là:
- Thai không máy: Cảm giác khi thai máy mang tính chất chủ quan rất lớn, tuy nhiên nếu cả ngày mà thai không máy hoặc thai máy ít hơn so với ngày trước thì cần chú ý vì đây có thể là dấu hiệu thai bất thường. Mẹ bầu cần đến cở sở y tế ngay để được kiểm tra.
- Xuất hiện triệu chứng nôn mửa, không căng ngực hay xuất huyết âm đạo và co thắt tử cung: Cùng với thai không máy, đây là những dấu hiệu báo động sức khỏe thai nhi đang trong tình trạng nguy hiểm.N hững mối nguy bao gồm thai bị thiếu ối, thiếu ô-xy hay gặp vấn đề về nhau thai có thể xảy ra. Nguyên nhân phần lớn là do mẹ hút thuốc làm tăng nguy cơ ngưng cung cấp chất dinh dưỡng qua nhau thai, uống rượu, tiền sản giật, tiền căn thai chết lưu trong thai kỳ trước, thai quá ngày, song thai cùng ối, tăng huyết áp trong thai kỳ, sa dây rốn…
Thường xuyên theo dõi thai máy sẽ giúp mẹ biết được tình trạng của thai nhi
Hướng xử lý những dấu hiệu bất thường
Trong quá trình theo dõi nếu mẹ cảm nhận có những dấu hiệu bất thường như kể trên, đặc biệt, trong hai tháng cuối của thai kỳ, nếu thai máy ít hơn 4 cử động/ giờ thì mẹ cần thăm khám bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời. Khi đến bệnh viện để kiểm tra, bác sĩ sẽ đánh giá sức khoẻ thai nhi bằng cách quan sát và theo dõi biến động tim thai theo cử động thai. Cách kiểm tra này không tác động gây kích thích, ảnh hưởng đến thai nhi, có thể kết hợp với siêu âm và đo lượng nước ối trong tử cung. Ngoài ra một số trắc nghiệm khác bác sĩ có thể thực hiện để theo dõi sức khỏe thai nhi, theo dõi tim thai qua biến động cơn gò tử cung, sử dụng Oxytocin để gây cơn gò tử cung.
Những điều cần chú ý trong chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ
Theo TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, giám đốc bệnh viện Hùng Vương, nếu mẹ bầu không hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, khiến bé giảm sự phát triển trí tuệ và các bộ phận khác, từ đó dẫn đến sanh non hay sanh khó. Vì vậy, dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là giai đoạn thai máy đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể như chất đạm có trong thịt, cá tươi, thịt gia cầm, các thực phẩm chế biến từ sữa bò, các lọai đậu, ngũ cốc, trái cây, bánh mì; chất đường trong các loại hoa quả; chất béo giúp cho sự phát triển tế bào não và giúp hấp thu các vitamin A, D, E và K hiệu quả hơn… Đặc biệt là các dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển hoàn thiện và khoẻ mạnh của bé như sắt, canxi, axit, folic và DHA.
Bên cạnh chú ý theo dõi hoạt động của thai máy, thăm khám ngay nếu thai không máy và có những dấu hiệu bất thường, mẹ bầu cũng nên tránh những căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống. Ngoài ra, hãy tạo cho mình không gian thoải mái, luôn giữ tinh thần hứng khởi để chào đón con yêu thật khỏe mạnh. Chúc mẹ bầu luôn tìm thấy niềm vui trong hành trình theo dõi thai máy này.